Áo dài nữ sinh là mẫu áo dài được sử dụng nhiều cho nữ sinh,sinh viên mặc để chụp ảnh kỷ yếu,để đi chơi đi dã ngoại. Áo dài nổi bật với thiết kế trẻ trung ấn tượng, được cắt may cổ tròn dài tay, áo được chiết ly chiết eo để tin dáng cho nữ sinh mặc. Áo được sử dụng chất vải chiffon tắng để may viền cổ viền cùng màu quân đỏ, trên áo viền lêch vai và đính cúc vải trang trí. Có thể thấy mẫu áo dài này được may rất đơn giản nhưng đẹp mắt phù hợp với nữ sinh sinh viên Việt Nam . Chi tiết đặt may áo dài truyền thống tại xưởng may trang phục biểu diễn Phúc Khang . Website: http://trangphucdien.vn/
Áo dài nữ sinh là mẫu áo dài được sử dụng nhiều cho nữ sinh,sinh viên mặc để chụp ảnh kỷ yếu,để đi chơi đi dã ngoại. Áo dài nổi bật với thiết kế trẻ trung ấn tượng, được cắt may cổ tròn dài tay, áo được chiết ly chiết eo để tin dáng cho nữ sinh mặc. Áo được sử dụng chất vải chiffon tắng để may viền cổ viền cùng màu quân đỏ, trên áo viền lêch vai và đính cúc vải trang trí. Có thể thấy mẫu áo dài này được may rất đơn giản nhưng đẹp mắt phù hợp với nữ sinh sinh viên Việt Nam . Chi tiết đặt may áo dài truyền thống tại xưởng may trang phục biểu diễn Phúc Khang . Website: http://trangphucdien.vn/
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với bản sắc dân tộc hàng ngàn năm vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay. Ở những vùng lãnh thổ với khí hậu và địa hình khác nhau, kiến trúc Trung Quốc lại xuất hiện những kiểu nhà bản địa truyền thống khác nhau. Dưới đây là 4 kiểu nhà truyền thống ở Trung Quốc.
Tứ hợp viện là kiểu nhà khép kín có nhiều thế hệ trong gia đình cùng chung sống. Tứ hợp viện bao gồm những căn nhà được tạo bởi bốn gian nhà chữ nhật, bố trí thành hình vuông tạo thành các sân trong. Tứ hợp viện ngăn cách với bên ngoài, tất cả cửa sổ đều mở về hướng sân viện, đây là biện pháp tốt để ứng phó với bão cát lớn tại Bắc Kinh. Tứ hợp viện Khi nhìn trên nhìn xuống, tứ hợp viện giống như một chiếc hộp lớn do 4 cái hộp nhỏ tạo thành. Khi nhìn từ mặt phẳng thì nó là một hình vuông ngay ngắn. Mái nhà được thiết kế nhô ra ngoài để tạo bóng mát cho khoảng sân ở giữa. Sân vườn được trồng nhiều cây xanh để liên kết không gian và làm tinh thần con người trở nên thoải mái. Tứ hợp viện ở Bắc Kinh Tứ hợp viện đã trở thành công trình tiêu biểu cho kiến trúc Bắc Kinh.
Thổ Lâu là những ngôi nhà khổng lồ của các dân tộc vùng Phúc Kiến, xây dựng từ thế kỷ 12 đến 19. Mục đích xây dựng ban đầu là để chống lại nạn cướp bóc và tấn công của các thế lực bên ngoài. Các thổ lâu đa phần được xây theo dạng hình vuông hoặc hình tròn. Những bức tường bọc bên ngoài được làm bằng cách nén đất với hỗn hợp đá, tre, nứa, xà gỗ.. dày tới gần 2m. Cổng của thổ lâu là điểm trọng yếu nhất nên gia cố bằng đá và sắt. Thổ lâu có dạng hình vuông hoặc tròn Mỗi thổ lâu chỉ có một lối vào duy nhất và không có cửa sổ. Thổ lâu được xây từ 3 – 5 tầng với tầng trên cùng lợp ngói. Ở giữa thổ lâu là một khoảng sân, đây chính là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng. Mỗi nhà cấu trúc dạng này có sức chứa lên đến 800 người. Kiến trúc của các thổ lâu nhìn từ ngoài vào thì khá đơn giản, nhưng bên trong lại được thiết kế và trang trí khá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Hệ thống thổ lâu được xây dựng có khả năng chống động đất tốt và căn phòng trong các thổ lâu đều thông gió tốt và đủ ánh sáng. Bên trong Thổ Lâu Tuy được làm bằng các thứ vật liệu có sẵn ở địa phương và được xây dựng với một kỹ thuật thô sơ, nhưng các thổ lâu có độ vững chắc tương đương với một tòa pháo đài bảo vệ cư dân khỏi nguy hiểm tiềm ẩn từ bên ngoài. Năm 2008, 46 căn Thổ Lâu đã được UNESCO công nhận là Di sản thếgiới.
Diêu động là những ngôi nhà trong hang, được xây dựng từ đất lấy từ sườn đồi. Mỗi hang thường dài 6-8m, rộng 3m và cao 3m. Vì những bức tường dày của hang động nên ngôi nhà tránh được sự khắc nghiệt của khí hậu địa phương. Các phòng được kết nối với nhau bằng những đường hầm nhỏ. Ở mỗi tình, diêu động sẽ có hình dáng khác nhau tùy vào vị trí địa lý tại nơi đó. Những ngôi nhà truyền thống này được xem là một ví dụ về thiết kế bền vững. Diêu động – những ngôi nhà trong hang
Thạch Khố Môn là một kiểu kiến trúc đặc trưng của người dân Thượng Hải. Nhà thạch khố môn được xây từ vật liệu gỗ và gạch. Các ngôi nhà có diện tích tương đối nhỏ và có độ cao không quá 3 tầng, được xây liền kề nhau tạo thành các dãy nhà. Có thể dễ nhận ra các khu Thạch Khố Môn ở những chi tiết trên cửa, những hoa văn gợi lại những ký ức về kỷ nguyên nhạc Jazz vàng son của Thượng Hải. Thạch Khố Môn – kiểu kiến trúc điển hình ở Thượng Hải[:]
Phong cách tạo hình chỉnh thể rất phù hợp với đặc điểm hài hòa trong văn hóa Trung Hoa, bên cạnh đó thủ pháp trang trí cũng mang đậm đặc trưng của văn hóa phương Đông. Ngoài ra, mặc kỳ bào có thể tăng thêm dáng vẻ thon thả của hình thể, đi thêm giày cao gót đẩy trọng tâm thân người lên, toát lên vẻ đẹp đoan trang, nhã nhặn và e ấp của phụ nữ phương Đông.
Đối với nam giới, trang phục truyền thống tiêu biểu nhất là trường bào (áo dài) và mã quái, hai loại này đều là trang phục nam giới của dân tộc Mãn, cổ áo cao, tròn, ống tay áo hẹp, trong đó mã quái là vạt đôi, phần lớn đều có tay áo hình móng ngựa, còn trường bào là vạt lớn. Đôi khi cũng có hình thức mã quái và trường bào được nối liền lại, trong kiểu trang phục này, nửa thân dưới là trường bào được nối với vạt dưới phía trong của mã quái bằng cúc. Trường bào và mã quái tạo cảm giác thoải mái dễ chịu mà vẫn không kém phần trang trọng.
Từ sau Hội nghị APEC năm 2001 tổ chức tại Trung Quốc, các nguyên thủ quốc gia đều mặc “Đường trang” (trang phục truyền thống đời nhà Đường) rất sang trọng, làm dấy lên trào lưu mặc “Đường trang”. “Đường trang” đã trở thành tên gọi chung cho trang phục kiểu Trung Quốc, do các nước đều gọi nơi ở của người Hoa là “phố người Đường”. “Đường trang” hiện nay là sự cách điệu của mã quái đời nhà Thanh, kiểu trang phục này có những đặc điểm nổi bật, như: Cổ đứng, phần giữa cổ trước được may mở, kiểu cổ hình đứng; thân áo và tay áo liền với nhau, không có khe nối giữa tay áo và thân áo, chủ yếu là mặt phẳng; vạt đôi, cũng có thể xẻ bên; cúc áo hình vuông (cúc xoắn); chất liệu chủ yếu là vải thêu...
Ngoài ra, trang phục tại các khu vực và của các dân tộc khác ở Trung Quốc cũng có nét đặc sắc riêng. Ví dụ, yếm là một loại trang phục sát thân truyền thống của vùng Quan Trung và Thiểm Bắc, hình dáng giống như tà trước của áo lót, phía trên hai vạt có dây vải buộc vòng qua cổ, hai vạt phía dưới cũng có dây buộc vòng qua thắt lưng. Yếm giúp giữ ấm cho vùng bụng, tạo vẻ ngây thơ, hồn nhiên ở trẻ em khi mặc vào mùa hè. Yếm của trẻ thường thêu hình đầu hổ và “ngũ độc” (theo quan niệm dân gian Trung Quốc gồm bọ cạp, rắn, rết, thạch sùng và cóc, tương truyền hình ảnh này có tác dụng trừ tà), gửi gắm những lời chúc tốt đẹp của người lớn, cầu mong cho đứa trẻ lớn lên mạnh khỏe.
Ngoài ra, trang phục dân tộc Di-một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc-cũng rất đặc sắc. Trang sức trên đầu của phụ nữ Di có ba loại là khăn xếp, khăn bao và mũ thêu hoa, trong đó trang sức trên đầu của phụ nữ khu vực Hồng Hà lại rực rỡ đủ loại, và quan niệm trang sức làm từ bạc là quý và đẹp nhất. Áo khoác là trang phục không thể thiếu của nam nữ dân tộc Di,với hai màu chính là xanh và xanh lam, chủ yếu làm từ da lông động vật, len, vải lanh và hàng cỏ dệt.
THANH SƠN (Theo Thường thức về văn hóa Trung Quốc)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.