Bệnh tâm thần không thể tự chẩn đoán và chữa trị mà cần được thăm khám tại những chuyên khoa uy tín để điều trị đúng cách. Dưới đây là danh sách các bệnh viện, phòng khám bệnh tâm thần uy tín ở Hà Nội.
Bệnh tâm thần không thể tự chẩn đoán và chữa trị mà cần được thăm khám tại những chuyên khoa uy tín để điều trị đúng cách. Dưới đây là danh sách các bệnh viện, phòng khám bệnh tâm thần uy tín ở Hà Nội.
Đây là phòng khám uy tín, với đội ngũ bác sĩ giỏi, đang công tác tại những bệnh viện tâm thần hàng đầu ở Hà Nội như Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, khoa Tâm bệnh – Bệnh viện K, khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi Trung ương.
Phòng khám hiện tại chưa có trang thiết bị thăm khám. Tuy nhiên, với bệnh lý tâm thần không phức tạp, bác sĩ cũng gần như không cần đến các thiết bị quá hiện đại để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị.
Đối với các bệnh tâm thần như trầm cảm, căng thẳng, lo lắng dai dẳng, mất ngủ, tâm thần phân liệt và hoang tưởng, bác sĩ sẽ có thể tùy vào tình hình mà lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị cho bệnh nhân có thể bao gồm điều trị bằng thuốc, tư vấn tâm lý hoặc kết hợp cả hai.
Ngoài ra, phòng khám được biết đến nhiều trong việc điều trị cho trẻ tự kỷ. Các bác sĩ nơi đây sẽ nghiên cứu để cung cấp các lớp kỹ năng riêng biệt phù hợp cho trẻ tự kỷ, do đó nhiều phụ huynh tin tưởng và gửi gắm con em ở đây.
Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa được điều hành và giám sát bởi PGS.TS. Trần Hữu Bình, nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai.
Mặc dù không phải là bệnh viện chuyên về tâm thần ở Hà Nội, nhưng Phòng khám số 1 có tất cả các trang thiết bị y tế cần thiết để chẩn đoán và điều trị rối loạn tâm thần. Các bài kiểm tra tâm lý cũng được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế giỏi, đến từ các bệnh viện uy tín cũng như từ Đại học Y Hà Nội.
Nếu trẻ em có vấn đề như tự kỷ hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý thì nên khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương để được điều trị chính xác.
Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ khám vào buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7, nên người bạn cần sắp xếp thời gian đi khám cho kịp lịch. Người bệnh nên đặt lịch hẹn trước qua số tổng đài để tránh phải chờ đợi lâu.
Trên đây là các bệnh tâm thần hàng đầu ở Hà Nội. Bệnh nhân có thể lựa chọn địa chỉ thuận tiện cho mình để đi khám.
“Bệnh tâm thần là bệnh của xã hội hiện đại, cuộc sống càng nâng cao thì bệnh tâm thần ngày càng phát triển. Bệnh tâm thần là bệnh không lây nhiễm. Trước đây, khi chưa phát triển, người ta quy cho tâm thần là do thế lực siêu nhiên làm. Nhưng, ngày nay, do sự hiểu biết mới, người ta biết đấy là sức khỏe tâm thần. Rất nhiều bệnh lí tâm thần nhưng lại thể hiện bằng bệnh lí không tâm thần, như trầm cảm ẩn biểu hiện ở những triệu chứng chính: tim mạch, tiêu hóa, đau dạ dày, đau mình mẩy... Hoặc, trạng thái lo âu biểu hiện bằng rối loạn thần kinh thực vật như toát mồ hôi, tim đập nhanh, đỏ mặt, run chân, run tay. Hoặc, rối loạn tâm thần do sử dụng các chất rối loạn tâm thần như rượu, các chất ma túy, cần sa... gây hoang tưởng, ảo giác”. TS, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương mở lời đầu tiên khi chia sẻ về công việc hằng ngày của ông.
Bắt nói: “1.000 câu vợ yêu chồng” rồi mới cho đi ngủ
Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương nằm trong con ngõ Hồng Mai. Phải nói ngay rằng người đến bệnh viện này không điên đến mức la hét, đập phá, hay trần truồng nói năng lảm nhảm mà chúng ta vẫn bắt gặp khi đến một số bệnh viện tâm thần khác.
Ở đây ta nhìn thấy những khuôn mặt không được tinh nhanh, họ lờ đờ và thiếu sức sống. Thật ra, họ có nhiều đêm mất ngủ, sự căng thẳng hoặc áp lực cuộc sống kéo dài khiến cho họ quá mệt mỏi. Trạng thái đó lâu dần dẫn đến một ngày họ gặp phải sức khỏe về tâm thần.
TS, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết: “Tỷ lệ bệnh tâm thần rất cao, không phải ai mắc bệnh tâm thần cũng mất trí. Bệnh tâm thần mà gây mất trí chỉ chiếm số ít. Trong tài liệu khoa học thống kê hằng năm, bệnh tâm thần chiếm đến 1/4 số đông dân số, bao gồm các loại bệnh từ già đến trẻ, từ nặng đến nhẹ. Từ những bệnh tâm thần rất là rõ cho đến những bệnh tâm thần vẫn có khả năng sinh hoạt, làm việc được. Nhìn bề ngoài có vẻ bình thường nhưng không phải ai cũng có sức khỏe giống nhau.
Mỗi người có trạng thái sức khỏe tâm thần khác nhau, khi vượt qua ngưỡng bình thường là người ta có bệnh.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu kể, người đến chữa tâm thần nhiều vô số và ở mỗi người lại biểu hiện ở một dạng. Kì quặc phải kể đến những ông chồng ghen vợ. Sự ghen tuông đến mức bệnh hoạn mà người vợ cứ nghĩ chồng yêu mình nhưng thực chất là do anh ta có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Chị Trần Thanh Thúy nhà ở phố Hàng Gai (Hà Nội) lúc hai vợ chồng mới lấy nhau thì không có vấn đề gì. Khi chị bước vào tuổi 40, còn anh sang tuổi 45.
Dù đã lấy nhau được gần 20 năm, có với nhau hai mặt con nhưng chị thấy càng ngày chồng mình càng “cuốn” lấy vợ, nửa bước cũng không rời. Kì lạ nhất là mỗi lần anh ấy uống rượu là lại bảo chị đánh mắt đưa tình với những người đàn ông khác. Chị đang làm ở một công ty liên doanh với nước ngoài có thu nhập ổn định, anh nhất quyết bắt vợ ở nhà.
Chồng chị bảo: “Công sở là nơi dễ ngoại tình nhất. Vợ làm 8 tiếng cơ quan không biết sẽ xảy ra những cái gì. Vợ mình không thể là vợ thiên hạ”. Tiếc chỗ làm thu nhập ổn định, chị không chịu nghỉ việc, hai vợ chồng cãi cọ, giận dỗi suốt, cuộc sống gia đình như cực hình. Thấy vợ không nghe theo lời mình, chồng chị càng nghi ngờ vợ có bồ ở cùng công ty nên mới nhất quyết không chịu nghỉ việc.
Một ngày, anh ta lên công ty nơi vợ đang làm việc, xô cửa xông vào để bắt quả tang, thấy trong phòng làm việc của vợ có 5 người cả nam lẫn nữ. Vợ ngạc nhiên nhìn chồng, anh ta thấy vợ mình đứng gần người đồng nghiệp nam, chồng chị chạy ngay đến thụi cho anh kia mấy quả liên tiếp vào mặt. Mọi người phải chạy vào can ngăn, lôi ông chồng có máu ghen quá mức ra.
Chồng chị hổn hển nói: “Tao cảnh cáo mày lại gần cô ấy, tao cấm không cho mày liếc tình vợ tao”. Người đồng nghiệp nam mặt mày thâm tím, vừa tức giận, vừa ngơ ngác vì bị oan thấu trời.
Những ngày sau đó, anh đưa chị đi làm, đến chiều là anh đã chờ sẵn ở cổng để đón chị về. Điện thoại của chị, anh cũng giữ. Bất kì tin nhắn nào đến, anh đều đọc trước. Chị nhận về những ánh mắt dò xét và chế giễu của đồng nghiệp. Cuộc sống bị tra tấn kìm kẹp, quá mệt mỏi nên chị xin nghỉ việc. Ở nhà, nghĩ phải nuôi hai con đang đi học nên chị làm thêm ở cửa hàng bán giày da của bà dì. Không ngờ chồng chị ngày nào cũng đến ngồi ở cửa hàng.
Hễ cứ khách nam đến là anh chồng mặt mũi cau có đằng hắng. Có lần vì chỉ trót mời chào khách lâu mà chồng chị nổi điên liền liệng hai đôi giày ra ngoài đường và đuổi khách đi. Chưa hết, đêm đến chị đang ngủ thì bị lay dậy, nhìn đồng hồ mới hơn 3 giờ sáng. Mắt nhắm mắt mở, chị chưa kịp nói gì thì đã bị chồng chị nghiến răng ken két bảo: “Sao sáng nay mặc áo hở ngực rộng thế, định chim chuột thằng nào...”.
Rồi có dạo, cứ tối đến là chồng chị bắt chị phải nói 1.000 câu: “Vợ yêu chồng” rồi mới được đi ngủ. Nếu chị không thực hiện, anh ta dọa sẽ phóng hỏa thiêu cả nhà. Chị sợ quá nên đành phải nói, vừa nói vừa khóc.
Sự ghen tuông vô lí đến mức bệnh hoạn khiến cho chị lo lắng, lờ mờ cảm nhận được điều gì đó còn mơ hồ, chị đưa chồng đến bệnh viện khám. Bác sĩ kết luận chồng chị bị sức khỏe tâm thần, rối loạn hành vi, nhân cách, biểu hiện sự ghen tuông cực kì bất thường.
Chuyện ghen tuông bệnh hoạn không chỉ có ở nam mà ngay cả ở phụ nữ cũng rất nhiều. Bác sĩ Hồng Thu kể một bệnh nhân nữ 30 tuổi có đến 2 bằng đại học (Đại học ngoại ngữ và Tài chính), dung nhan lại hết sức xinh đẹp. Chị làm cho một công ty nước ngoài nhưng cứ làm ở công ty nào được vài tháng là chị lại xin chuyển, lí do mà chị đưa ra: Tất cả đồng nghiệp nữ đều đố kị với chị và luôn tìm mọi cách để hãm hại chị. Lần đầu tiên chị đến bệnh viện, không ai nghĩ rằng một nhan sắc xinh đẹp như vậy lại có vấn đề về tâm thần. Tất cả đường nét trên khuôn mặt đẹp một cách hoàn hảo, vóc dáng cân đối, nếu không muốn nói là sang chảnh.
Rồi chị kể cho bác sĩ nghe trong vòng 3 năm, chị phải chuyển 6 công ty vì ở đâu chị cũng bị đồng nghiệp nữ ganh ghét và làm hại. Sự việc nghiêm trọng đến mức chị bảo, chị không dám mang cơm hộp từ nhà đi vì sợ đồng nghiệp bỏ thuốc độc vào cơm. Chị cũng không dám uống nước chung với tập thể. Nghiêm trọng hơn, chị không dám đi xe máy vì sợ họ sẽ cố tình làm mình va chạm giao thông trên đường. Ngoài giờ làm việc, các đồng nghiệp nữ ngồi với nhau chị nghĩ họ chắc lại đang nói xấu về chị. Họ ngồi nhắn tin trong phòng chị cũng nghĩ họ nhắn tin nói xấu mình. Có lần chị đã ăn cắp điện thoại của một nữ đồng nghiệp cùng phòng vì nghi ngờ cô này nhắn tin nói xấu mình.
Tình hình ngày càng nghiêm trọng đến độ chị nhầm lẫn các dữ liệu và không thể tập trung để giải quyết công việc. Các số liệu chị đảm nhiệm luôn bị nhầm lẫn, sai sót nên chị mạnh dạn bước vào bệnh viện tâm thần này. Sau một thời gian điều trị, của chị cũng đỡ rất nhiều, duy cuộc hôn nhân thì không thể cứu vãn. Bác sĩ Thu - người điều trị cho chị nói.
Với hàng chục năm nghiên cứu và chữa trị cho bệnh nhân tâm thần, TS, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu đúc kết: “Không ai hoàn toàn khỏe mạnh được đâu. Khái niệm về sức khỏe nói chung không như ngày xưa, sức khỏe toàn diện là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và tinh thần xã hội. Sức khỏe tinh thần bao gồm sự thích nghi với cuộc sống, khả năng đối phó với stress, khả năng duy trì các mối quan hệ xã hội. Những người mắc stress mà không đối phó thích ứng kịp thì sinh ra rối loạn tâm thần.
Tâm thần có thể là do di truyền hoặc không do di truyền, bệnh mắc phải vì chấn thương não, bệnh não, như tai biến não, động kinh. Bệnh ngoài não cũng gây ra bệnh tâm thần ví dụ như ung thư, lao phổi, tâm thế mãn. Bệnh nặng nề kéo dài gây suy sụp về mặt tâm thần dẫn đến trạng thái trầm cảm, lo âu kéo dài. Đấy là biểu hiện của bệnh tâm thần. Mà bệnh tâm thần bị bỏ sót nhiều nhất là rối loạn lo âu và trầm cảm”.
Đang làm lãnh đạo công ty lớn vẫn phải đi chữa bệnh tâm thần
Phòng làm việc của TS, bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng nằm trên tầng 4, thuận lợi cho phóng viên quan sát những người đến đây chữa bệnh. Giám đốc Bệnh viện nói, nhiều người muốn đến đây vì họ tin tưởng vào hai chữ “ban ngày”, nghĩa là không bị giữ lại. Người mắc bệnh rất sợ bị nhốt, nếu ở thể nhẹ, họ có thể được thăm khám và điều trị bằng thuốc và sau liệu trình họ sẽ khỏe lại.
Trong khi chúng tôi đang trao đổi với bác sĩ thì một bà mẹ có khuôn mặt lo âu bước vào. Người phụ nữ giọng thảng thốt: “Xin bác sĩ cứu lấy con em, cháu nó có 12 tuổi đang đi học bình thường nhưng sau mùa nghỉ dịch COVID-19 ở nhà, cháu chơi game quá nhiều dẫn đến trầm cảm, lúc nào cũng chỉ ngồi một chỗ, không thích tiếp xúc với ai...”. Được biết, bệnh nhân chơi game dẫn đến trầm uất như cháu bé của nhà chị này không hề hiếm. Bác sĩ cho biết, có nhiều cháu còn đang đi du học nước ngoài buộc phải về nước vì bị trầm cảm, u uất.
Bác sĩ Hùng kể: Bệnh viện điều trị cho một bệnh nhân đặc biệt trong nhiều năm. Người đàn ông này là chủ một doanh nghiệp lớn. Hằng ngày ông vẫn giải quyết được nhiều công việc trong công ty, nhân viên nghe răm rắp nhưng không ai biết được, thẳm sâu trong ông là nỗi buồn. Ông đến gặp bác sĩ và cho biết lúc nào cũng cảm thấy buồn chán, u sầu và từ lâu chưa bao giờ có được niềm vui. Nhiều khi buồn quá, ông muốn tự sát để tìm ra lối thoát, mặc dù doanh nghiệp do ông chèo lái vẫn ăn nên làm ra.
Sau nhiều năm đi chữa trị ở các bệnh viện khác về các bệnh lí như tim mạch, lo âu, hồi hộp, mất ngủ, đại tràng... Nhưng do sai phương thuốc điều trị mà bệnh lí không được cải thiện, chỉ đến lúc ông mạnh dạn đến đây nói rõ bệnh tình của mình, được chỉ định uống thuốc theo phác đồ điều trị, bệnh tình của ông thuyên giảm rõ rệt. Ông không còn trầm uất và muốn tự sát nữa. Cuộc sống của ông trở nên tốt đẹp hơn, ông có thể nghe hết một bài hát, một bộ phim hay cảm nhận được vẻ đẹp từ bức tranh.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Quan niệm về sức khỏe tâm thần cũng đang có chuyển biến khác, hiện tại sức khỏe tâm thần là được đánh giá 1/3 sức khỏe của con người. Có thể nói, sức khỏe tâm thần quan trọng hơn sức khỏe thể chất rất nhiều. Người ta sống trên đời thì ít nhiều cũng có lúc có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Giống như ở trên đời không ai có thể khỏe mạnh suốt từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi. Trong quá trình sống đấy, sẽ có những lúc có những lúc stress gây ra, hoặc có những lúc vui quá, buồn quá. Uống rượu vui quá dẫn đến đánh nhau là có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hoặc, trong cuộc sống gặp những gì vướng mắc buồn quá cũng gây ra tâm thần”.
Nêu ra dẫn chứng cụ thể, chắc hẳn chúng ta đã được nghe tên người đàn ông Nick Vujicic. Từ khi chào đời, anh đã không có cả chân và tay, là người khiếm khuyết về mặt cơ thể, khiếm khuyết về mặt sức khỏe thể chất nhưng sức khỏe tâm thần của anh ta rất tốt nên vẫn trở thành một diễn giả đi khắp toàn cầu. Người có sức khỏe tâm thần tốt thì dù thể chất không được tốt vẫn có thể tự nuôi dưỡng bản thân mình, vẫn có thể có đóng góp cho xã hội.
Nhưng, ngược lại, nhìn vào các bệnh viện truyền thống như Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Bệnh viện Tâm thần Trung ương hay các trung tâm nuôi dưỡng người bệnh tâm thần mãn tính thì rất nhiều người có sức khỏe thể chất tốt nhưng sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng. Họ không hòa nhập được với xã hội, thậm chí có thể gây hại cho những người xung quanh, buộc lòng phải có biện pháp cách ly để người ta đỡ gây rối ngoài xã hội.