Công Ty Đấu Giá Hợp Danh Phúc Tín

Công Ty Đấu Giá Hợp Danh Phúc Tín

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín

Cơ chế phân chia quyền lực trong công ty

Cơ cấu tổ chức, điều hành và cơ chế quản lý của công ty luật hợp danh dựa trên nền tảng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức công ty luật không có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các thành viên với nhau.

Sự phân chia quyền lực trong công ty không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn mà còn được xây dựng dựa trên cơ sở tư cách pháp lý của các thành viên. Đây là một điểm khác biệt nổi bật về sự phân chia quyền lực của công ty luật hợp danh so với các loại hình công ty khác.

Quyền đại diện của công ty luật thuộc về tất cả các thành viên hợp danh (gọi là luật sư). Thông thường, các thành viên hợp danh sẽ thống nhất và lựa chọn người đại diện phù hợp với công ty trong tất cả các thành viên hợp danh của công ty.

Công ty sẽ thiết lập quyền bình đẳng giữa các thành viên với nhau mà không phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty. Cơ sở để minh chứng cho người đại diện công ty được ghi nhận tại hợp đồng thành lập, điều lệ công ty hay trong Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh.

Cơ chế hoạt động của công ty được điều chỉnh bằng các thiết chế pháp luật chung đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ chế còn được điều chỉnh bởi các thiết chế pháp luật chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực ngành nghề, tập quán và đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

Cơ chế quản lý này không chỉ tạo nên sự khác biệt trong việc phân chia quyền lực của công ty so với các loại hình kinh doanh khác mà còn góp phần thể hiện tính chuyên nghiệp, bền vững trong quản trị công ty luật hiện nay.

Thành viên công ty luật hợp danh phải là luật sư

Luật sư phải đáp ứng các điều quy định về trình độ năng lực, phẩm chất, năng lực dân sự, đạo đức nghề nghiệp…Ngoài ra, người muốn trở thành luật sư phải là những người có bằng cử nhân luật và đáp ứng các điều kiện về năng lực, sức khỏe theo quy định của pháp luật.

Thành viên công ty luật cần phải trải qua thời gian đào tạo nghiệp vụ luật sư với thời gian trong vòng 12 tháng. Hiện nay, điều kiện để trở thành luật sư theo quy định của pháp luật Việt Nam có những điểm khác biệt so với quy định của một số quốc gia khác.

Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn và do ít nhất hai luật sư thành lập. Đây cũng là một điểm khác biệt so với thành viên công ty hợp danh thông thường. Công ty hợp danh thông thường ngoài thành viên hợp danh thì sẽ có thêm thành viên góp vốn.

Đối với Văn phòng luật sư thì Trưởng Văn phòng là người chịu trách nhiệm và là người đại diện về hoạt động của Văn phòng luật sư. Các luật sư đều có quyền thống nhất phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý, kiểm soát và đại diện công ty trước pháp luật.

Ví dụ: Chị B là thành viên công ty luật hợp danh ký hợp đồng dịch vụ pháp lý cho anh B. Trong quá trình thực hiện các cam kết trong hợp đồng, nếu chị A thực hiện không đúng cam kết thì anh B có thể khởi kiện đối với công ty (bị đơn).

Thủ tục thực hiện trong công ty

Tổ chức hành nghề luật sư được đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương (nơi có Đoàn luật sư) mà Giám đốc công ty luật hoặc Trưởng văn phòng luật sư là thành viên.

Căn cứ theo Điều 35 Khoản 2 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:

2. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;

b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;

c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;

d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Trong thời gian 10 ngày, Sở Tư pháp sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư. Nếu bên Sở Tư pháp từ chối thì sẽ nêu lý do và thông báo bằng văn bản, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 7 ngày (tính từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động) thì Giám đốc công ty luật hoặc Trưởng văn phòng luật sư phải thông báo bằng văn bản, kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên trong tổ chức đó.

Công ty cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh. Thành phần hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty và danh sách thành viên. Ngoài ra, cần bổ sung bản sao các giấy tờ trong các trường hợp sau.

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành lập Công ty hợp danh, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Sau khi xem xét, nếu hợp lệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp sẽ được Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản. Trong thông báo sẽ ghi rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Căn cứ Điều 32 Khoản 1, 2, 3 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:

“1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

Khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện khai báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự. Sau đó, thực hiện đóng các khoản phí và lệ phí.

Việc thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là quy định không thể thiếu trong quy trình và thủ tục thành lập Công ty hợp danh. Nếu không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn, công ty sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng.

Nội dung công bố phải bao gồm các nội dung như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty. Thời hạn công bố là trong vòng 30 ngày kể từ ngày công ty nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Con dấu pháp nhân là một công cụ có tính pháp lý, dùng để nhận biết  và phân biệt các doanh nghiệp. Con dấu được cấp sau khi công ty đã hoàn thành các thủ tục thành lập Công ty hợp danh hoặc sau khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp.

Con dấu được làm theo yêu cầu để tạo hình cố định trên văn bản nhằm thể hiện tính pháp lý, tư cách pháp nhân của chủ sở hữu con dấu. Khi con dấu đã được đóng lên nghĩa là đã xác lập giá trị pháp lý cho văn bản đó. Dấu công ty bao gồm 2 loại.

Trong thời gian từ 01 đến 02 ngày làm việc, công ty phải đi khắc con dấu tại cơ quan khắc dấu. Việc khắc dấu được thực hiện sau khi công ty đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ thành lập và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ thông báo về mẫu con dấu pháp nhân của doanh nghiệp phải có thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp. Đính kèm là Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về nội dung, hình thức và số lượng của con dấu.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu của công ty, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi Giấy biên nhận về cho công ty. Đồng thời, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu cho doanh nghiệp.