Thái Bình Dương là gì? Nằm ở đâu? Rộng và sâu bao nhiêu? Tên gọi Thái Bình Dương bắt nguồn từ đâu? Đó là một vài câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc tại Epacket Việt Nam quan tâm
Thái Bình Dương là gì? Nằm ở đâu? Rộng và sâu bao nhiêu? Tên gọi Thái Bình Dương bắt nguồn từ đâu? Đó là một vài câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc tại Epacket Việt Nam quan tâm
Ngoài việc là đại dương sâu nhất thế giới, Thái Bình Dương còn có rãnh sâu nhất là rãnh Mariana, điểm sâu nhất được gọi là Vực Challenger. Rãnh Mariana sâu 11.034 m, cao hơn cả đỉnh Everest. Được cho là hình thành cách đây 180 triệu năm, rãnh Mariana trở thành một trong những đáy biển lâu đời nhất.
Có ba nhóm đảo lớn tại đây: Melanesia, Polynesia và Micronesia. Nhiều quốc đảo lớn nằm ở Thái Bình Dương, bao gồm Indonesia, quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới. Các quốc đảo khác là Nhật Bản, New Zealand và Philippines.
Chúng ta đều biết đỉnh Everest là ngọn núi cao nhất thế giới. Tuy nhiên, ngọn núi dưới nước có tên Mauna Kea còn cao hơn Everest rất nhiều. Điểm khác biệt là nó mọc lên từ đáy đại dương và đỉnh của nó là điểm cao nhất ở Hawaii.
Đỉnh Everest cao khoảng 8.848 m, trong khi Mauna Kea là 10.210 m.
Thái Bình Dương trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc tới châu Nam Cực ở phía nam. Chiều rộng đông – tây đoạn rộng nhất lên tới 19.800 km, ngăn cách châu Á, châu Đại Dương với châu Mỹ.
Với diện tích 165.250.000 kilômét vuông (63.800.000 dặm vuông Anh) (nếu được định nghĩa với biên giới phía nam là Nam Cực), phân vùng lớn nhất này của Đại dương Thế giới
Đại dương này chiếm tới 1/3 tổng diện tích bề mặt địa cầu. Toàn bộ phần đất liền trên Trái Đất cộng lại (khoảng 150 triệu km2) vẫn chưa thể phủ kín bề mặt vùng đại dương này.
Độ sâu trung bình của Thái Bình Dương là 4.000 mét (13.000 foot). Vực thẳm Challenger in the Rãnh Mariana, nằm ở tây bắc Thái Bình Dương, là điểm sâu nhất trên thế giới được biết đến, đạt độ sâu 10.928 mét (35.853 foot).
Đây cũng là điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất, gấp 13 lần chiều cao của tháp Burj Khalifa – tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai. Nếu có thể đặt Everest xuống đáy của rãnh Mariana, đỉnh núi cao nhất thế giới này vẫn lọt thỏm bên dưới Thái Bình Dương.
Thái Bình Dương cũng chứa điểm sâu nhất ở Bán cầu Nam – Vực thẳm Horizon ở Rãnh Tonga – tại độ sâu 10.823 mét (35.509 foot). Điểm sâu thứ ba trên Trái Đất, Vực thẳm Sirena, cũng nằm trong Rãnh Mariana.
Thái Bình Dương cũng có thể được phân chia không chính thức theo Đường đổi ngày quốc tế thành Đông Thái Bình Dương và Tây Thái Bình Dương, cho phép nó được tiếp tục phân chia thành bốn phần tư
Cụ thể là Đông Bắc Thái Bình Dương ngoài khơi Bắc Mỹ, Đông Nam Thái Bình Dương ngoài khơi Nam Mỹ, Tây Bắc Thái Bình Dương ngoài khơi Viễn Đông châu Á, và Tây Nam Thái Bình Dương xung quanh châu Đại Dương.
Tây Thái Bình Dương có nhiều vùng biển cận biên lớn, bao gồm Biển Philippines, Biển Đông, Biển Hoa Đông, Biển Nhật Bản, Biển Okhotsk, Biển Bering, Vịnh Alaska, Mar de Grau, Biển Tasman, và Biển San Hô.
Với diện tích 165.250.000 kilômét vuông (63.800.000 dặm vuông Anh) (nếu được định nghĩa với biên giới phía nam là Nam Cực), phân vùng lớn nhất này của Đại dương Thế giới và của thủy quyển bao phủ khoảng 46% bề mặt nước của Trái Đất và khoảng 32% tổng diện tích bề mặt của nó, lớn hơn toàn bộ diện tích đất của Trái Đất cộng lại – 148.000.000 km2 (57.000.000 dặm vuông Anh).Tâm của cả Bán cầu Nước và Bán cầu Tây, cũng như cực không thể tiếp cận của đại dương, đều ở Thái Bình Dương.
Nam Thái Bình Dương là nơi xa xôi nhất trên Trái đất, xa hơn so với bất kỳ vùng đất nào khác và được biết đến với cái tên Point Nemo hay là Cực đại dương không thể tiếp cận. Để đến đó người ta phải di chuyển hơn 2.685 km, điều đó khiến Point Nemo trở thành nơi xa xôi, khắc nghiệt và không có người ở nhất trên Trái đất.
Vì lý do đó, khu vực này được các cơ quan vũ trụ quốc tế sử dụng làm “nghĩa địa không gian” cho tên lửa, vệ tinh hoặc tàu chở hàng khi chúng không còn hữu dụng.
Thái Bình Dương có hệ thống rạn san hô rộng lớn nhất thế giới, rạn san hô Great Barrier. Đó là một nơi tuyệt đẹp nằm ở bờ biển phía đông bắc của Australia. Rạn san hô này trải dài 2.300 km và được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1981. Nó có khoảng 2500 rạn san hô với 400 loại san hô khác nhau.
Do sự dịch chuyển của tầng địa chất, Thái Bình Dương đang co lại 2,5 cm mỗi năm, trong khi kích thước của Đại Tây Dương tăng 2,5 cm mỗi năm. Hiện tượng này xảy ra ở ba phía của lưu vực Thái Bình Dương
Trên đây là thông tin về Thái Bình Dương là gì do Epacket Việt Nam đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ giúp bạn có câu trả lời cho Thái Bình Dương nằm ở đâu? rộng bao nhiêu?
Nếu quan tâm tới các thông tin địa lý khác thì hãy đón đọc bài viết của chúng tôi nhé!
Lọ muối này có giá đắt gấp hơn 50 lần so với muối Hảo Hảo và có nhiều công dụng tuyệt vời.
Muối là một loại gia vị không thể thiếu khi nấu ăn và thường có giá rẻ bèo. Trên thị trường, những loại muối trắng được bán nhiều tại các chợ truyền thống, cửa hàng hay siêu thị chỉ với mức giá vài nghìn đồng cho 1 kg. Ngay cả muối hồng Himalaya, loại muối gây xôn xao trên thị trường trong những năm gần đây cũng chỉ có giá khoảng gần 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, muối Hảo Hảo, loại muối được nhiều người ưa chuộng, cũng chỉ có giá chưa đến 20.000 đồng/lọ 120 gram (theo Shopee).
Tuy nhiên, có một loại muối đắt hơn gấp nhiều lần so với cả muối Hảo Hảo và muối hồng Himalaya.
Muối tre Hàn Quốc có giá đắt hơn nhiều so với các loại muối khác. Ảnh: Amazon
Loại muối đặc biệt và siêu đắt đỏ này là muối tre. Đây là một loại muối nổi tiếng của Hàn Quốc. Sở dĩ loại muối này có tên là muối tre là vì người ta đổ muối biển vào trong ống tre để nướng. Đến khi tre bị cháy, những hương vị và chất khoáng của tre sẽ cùng hòa với muối giúp bổ sung, tăng hàm lượng khoáng chất.
Trên thị trường, loại muối tre cao cấp của Hàn Quốc có giá lên tới 747.000 đồng/lọ trọng lượng 90 gram (tương ứng với khoảng 8,3 triệu đồng/kg). Thậm chí, ở Mỹ, theo Business Insider, mỗi lọ muối tre cao cấp nhất (240 gram) có giá lên tới hơn 100 USD (gần 2,5 triệu đồng). Đây được coi là loại muối đắt nhất trên thế giới hiện nay.
Câu hỏi đặt ra rằng, vì sao muối tre Hàn Quốc lại có giá đắt như như thế?
Vì sao muối tre Hàn Quốc lại có giá đắt đỏ?
Người Hàn Quốc cho muối biển vào các ống tre và nung nóng tới 9 lần để làm ra muối tre. Ảnh: BI
Nguyên nhân hóa ra là do muối tre được làm với quy trình công phu, cầu kỳ với nhiều lợi ích to lớn. Cụ thể, để làm ra muối tre, người Hàn Quốc cho muối biển tự nhiên vào trong các ống tre đã trưởng thành (ít nhất là từ 3 năm tuổi trở lên).
Sau đó, các ống tre sẽ được bín kín lại bằng đất sét màu vàng (loại đất đặc biệt dùng để làm gốm ở một vùng nông thôn ở Hàn Quốc) và được người làm muối đem nung lần đầu tiên trong lửa với nhiệt độ từ 600 – 800 độ C. Sở dĩ người ta cho muối vào ống tre và đem nung trên lửa là để cho hương vị của tre và các khoáng chất cùng hòa với muối để thành một khối và làm các chất khoáng có trong đó cân bằng với nhau.
Sau đó, người ta tiếp tục lấy muối từ ống tre đã nung cháy cho vào ống tre khác để nung trong những lần tiếp theo, với nhiệt độ dao động từ 1.300 – 1.500 độ C. Sau 9 lần nung nóng ở nhiệt độ cao trong các ống tre, muối này đã tan chảy hoàn toàn và bị thay đổi màu sắc. Hỗn hợp này sẽ được đổ vào khuôn để đông đặc trong khoảng vài ngày. Đến khi đó, muối tre sẽ trông giống như đá. Chúng được bẻ ra bằng tay và đóng gói mang đi bán.
Sau 9 lần được nung nóng, muối tre sẽ tạo thành một khối cứng rắn. Người làm muối sẽ đập và nghiền nhỏ những khối muối này. Ảnh: BI
Trên thực tế, muối tre càng được nung nóng nhiều lần thì sẽ có giá càng đắt đỏ. Chẳng hạn, trên thị trường, muối tre nung một lần có màu trắng được bán với giá trên dưới 1 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, với loại muối nung 9 lần có màu tím tự nhiên thì sẽ có giá bán cao nhất lên tới 8,3 triệu đồng/kg.
Theo các chuyên gia, điều khiến muối tre có giá đắt như vậy là vì quy trình để làm ra loại muối này sử dụng nhiều lao động. Trong đó, hầu hết mọi việc đều được thực hiện thủ công, từ việc cho muối biển vào ống tre, cho đến khi đập và nghiền những khối muối rắn. Để làm ra loại muối tre cao cấp có màu tím bằng cách nung nóng tới 9 lần phải mất tới 40 – 45 ngày.
Ngoài ra, một lý do quan trọng khiến muối tre có giá đắt đỏ gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với các loại muối khác. Đó là người Hàn Quốc tin rằng muối tre có thể cải thiện việc tiêu hóa, sức khỏe răng miệng, chăm sóc da, có đặc tính chống viêm và chống ung thư.
Muối tre đã có từ khoảng 1.000 năm trước ở Hàn Quốc. Loại muối này ban đầu được sử dụng trong y học cổ truyền của người Hàn Quốc, khi có thể giúp hỗ trợ phòng và điều trị nhiều bệnh khác nhau. Ngoài ra, muối tre Hàn Quốc còn được sử dụng để ăn hằng ngày giống như một loại gia vị.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, muối tre Hàn Quốc có thành phần đậm đặc khoáng chất, giàu sắt, kali, canxi so với muối biển thông thường. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh chính xác được về những lợi ích đối với sức khỏe, nhưng nhiều người tin rằng ăn muối tre giúp con người cải thiện khả năng miễn dịch và trao đổi chất.