Bác sĩ Y học cổ truyền khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền; Nghiên cứu khoa học ; giảng dạy và cố vấn chuyên môn cho công ty Dược.
Bác sĩ Y học cổ truyền khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền; Nghiên cứu khoa học ; giảng dạy và cố vấn chuyên môn cho công ty Dược.
Trong Y học cổ truyền đang sử dụng các loại thuốc uống với công dụng hiệu quả nhưng tác dụng chậm không nhanh như Tây y. Không chỉ vậy, việc bào chế thuốc Tây y khá kỳ công và cực kỳ tốn thời gian. Các loại thuốc này có mùi nặng và khá khó uống.
Bác sĩ Y học cổ truyền sau thời gian học tập còn phải trải qua quá trình tích lũy kinh nghiệm, thực hành rồi mới vào hành nghề. Cho đến nay, các cơ sở y tế khám, chữa bệnh Y học cổ truyền vẫn chưa phát triển nhiều về số lượng. Cùng với đội ngũ nhân viên y tế chất lượng và hiểu biết của người bệnh còn hạn chế.
Ngày nay, Y học cổ truyền được đưa vào kết hợp với Y học phương Tây nhằm đưa ra hướng điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Do vậy những bạn học ngành này có tiềm năng lớn trong tương lai và mở rộng cơ hội việc làm.
Bài viết trên đây nhằm giải đáp Y học cổ truyền là gì? Ngành Y học cổ truyền học những gì? Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!
- Nghiên cứu và tích hợp với y học hiện đại: Có thể thấy sự tăng cường trong việc nghiên cứu và tích hợp các phương pháp y học cổ truyền vào y học hiện đại. Các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu về các thành phần hoạt chất trong các loại thảo dược truyền thống và cách chúng có thể tương tác với các phương pháp điều trị hiện đại.
- Xu hướng sử dụng thảo dược và dinh dưỡng: Có thể thấy sự tăng cường trong việc sử dụng thảo dược và dinh dưỡng từ nguồn gốc tự nhiên để duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Điều này có thể bao gồm việc tích hợp các thực phẩm chức năng và thảo dược vào lối sống hàng ngày.
- Chấp nhận toàn cầu: Một số phương pháp y học cổ truyền có thể được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới. Việc này có thể tăng cường sự đa dạng trong quy trình điều trị và giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng.
- Công nghệ và theo dõi sức khỏe: Công nghệ có thể được tích hợp để theo dõi và đánh giá hiệu quả của các phương pháp y học cổ truyền. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng cảm biến, ứng dụng di động, và trí tuệ nhân tạo để đánh giá và theo dõi sự tiến triển của bệnh nhân.
- Giáo dục và nhận thức: Tăng cường giáo dục và nhận thức về y học cổ truyền có thể giúp tạo ra sự hiểu biết sâu rộng hơn trong cộng đồng về các lợi ích và rủi ro của việc sử dụng các phương pháp này.
Kết luận: Y học cổ truyền mang lại nhiều ưu điểm như sự nhìn nhận toàn diện về sức khỏe và phòng ngừa theo các phương pháp truyền thống kết hợp với hiện đại. Hy vọng rằng sau bài viết này của Trường Trung Cấp Y Khoa Việt Nam bạn sẽ hiểu biết nhiều hơn về ngành này nhé.
TRƯỜNG TRUNG CẤP Y KHOA VIỆT NAM
Ngành Y học cổ truyền nghiên cứu về Y học phương Đông dựa trên cơ sở triết học Ngũ hành - Âm dương cân bằng.
Sinh viên Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu của Y học cổ truyền gồm Châm cứu (Thủy châm, Điện châm, Đầu châm, Châm tê), Dược học cổ truyền (Dược lâm sàng, Thực vật Dược, Chế biến dược liệu, Các phương pháp bào chế thuốc y học cổ truyền), Dưỡng sinh (xoa bóp, thực dưỡng), Bệnh học ( Bệnh học kết hợp nội khoa, ngoại khoa, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị học dùng thuốc Y học cổ truyền…)
Không chỉ vậy, sinh viên ngành học này còn được đào tạo chuyên sâu phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền gồm thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp… Không chỉ vậy, sinh viên còn được đào tạo về Y đức thầy thuốc nhằm đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.
Riêng với Bác sĩ Y học cổ truyền được đào tạo chuyên sâu về phương pháp chữa bệnh gồm thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… Sinh viên còn được chú trọng đào tạo Y đức thầy thuốc để sau khi tốt nghiệp sẽ xứng đáng với danh hiệu Lương y mà mình nhận được.
Tại Việt Nam, các trạm y tế xã là các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại cộng đồng. Chủ trương chính sách phát triển y tế cơ sở đã được Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế Việt Nam rất quan tâm thông qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chính sách cụ thể, thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể trong đó có sự đóng góp to lớn của y dược cổ truyền.
BS Phạm Văn Hữu, Trưởng Trạm y tế xã Yên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội cho biết mỗi năm trạm y tế điều trị cho khoảng 2000-3000 bệnh nhân trong đó bệnh nhân điều trị y học cổ truyền chiếm khá nhiều. Các bệnh phổ biến là đau lưng, đau vai gáy... Bệnh nhân tai biến mạch máu não, phục hồi chức năng sau tai biến... đến trạm y tế để điều trị.
Chữa bệnh bằng y dược cổ truyền ngày càng được nhiều người quan tâm.
Y dược cổ truyền ngày càng được nhân dân tin dùng trong phòng và chữa bệnh, với tỉ lệ người bệnh được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại trong khám chữa bệnh chung tại tuyến tỉnh là 11,7%, tuyến huyện là 13,4%, tuyến xã là 28,5%.
Bà Nguyễn Thị Thiếp, xã Đoàn Tùng, Thanh Miện, Hải Dương cho biết bà bị đau nhức khớp gối, đi lại khó chịu, ra trạm y tế xã châm cứu, bệnh của bà đã giảm, chân tay không đau đớn, đi lại dễ dàng hơn.
Đáng chú ý bên cạnh hệ thống y tế công lập và dân lập, hệ thống khám chữa bệnh từ thiện cũng phát triển rất mạnh đặc biệt ở phía Nam. Trung bình mỗi ngày đón hàng trăm bệnh nhân đến thăm khám. chùa Long Thạnh ở TP HCM là một ví dụ. Hơn 20 năm trước, bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết (Phường Thạnh Xuân, TP HCM) từng bị bệnh viện trả về, nhưng với niềm tin vào y học cổ truyền, bà đã tin tưởng thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc ở chùa Long Thạnh, hiện sức khỏe của bà đã ổn định ở tuổi 83. Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, cho biết, từ khi được chữa bệnh bốc thuốc, châm cứu thì sức khỏe dần tốt lên, hơn 20 năm qua bà đã chữa trị bằng y dược cổ truyền.
Khám chữa bệnh từ thiện bằng thuốc nam y dược cổ truyền đặc biệt phát triển trong Giáo hội Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam. Với hơn 210 phòng thuốc nam Phước Thiện từ Nha Trang đến Cà Mau, gần 1,5 triệu hội viên, tính trung bình 5 năm gần đây, Tịnh độ Cư sĩ đã thăm khám cho hơn 4,5 triệu lượt bệnh nhân, cấp phát hơn 15 triệu thang thuốc, tương đương hơn 4000 tấn thuốc mỗi năm, góp phần đáng kể vào công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở. Tất cả hoạt động khám chữa bệnh này đều hoàn toàn miễn phí hoặc chỉ tượng trưng mỗi người 5000-10.000 đồng.
Để duy trì hoạt động khám chữa bệnh miễn phí hàng chục năm, hệ thống có quy trình hoạt động khá bài bản. Nhân sự , các y bác sĩ tại phòng khám không chỉ được đào tạo bài bản mà phải là người có tâm phát thiện, nhận làm việc tại đây chỉ với mức lương rất ít dù khối lượng công việc rất lớn.
Hiện Việt Nam có hệ thống bệnh viện y dược cổ truyền công lập tuyến Trung ương và tuyến tỉnh là 65 bệnh viện. Tỷ lệ bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa, tổ y dược cổ truyền đạt 92,7%; Trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đạt 84,8%; 89% trạm y tế xã có vườn thuốc nam. Mỗi năm có khoảng 30% số người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại. Việc kết hợp khám chữa bệnh giữa y học cổ truyền với y học hiện đại ở các tuyến luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân, do đó, ngày càng được mở rộng và phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc nuôi trồng, chế biến, sử dụng dược liệu, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực y dược cổ truyền bước đầu đã được quan tâm và đầu tư; coi trọng hoạt động kế thừa, bảo tồn các bài thuốc quý, hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền được mở rộng…
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, thực sự là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc, dược liệu để phát triển nền y dược cổ truyền.
Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc quý. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền sư Tuệ Tĩnh với bộ "Nam Dược Thần Hiệu" viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật; Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ "Lĩnh Nam Bản Thảo" gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm.
Theo thống kê của Viện Dược liệu, Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong số những loài đã công bố, có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: sâm Ngọc Linh, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ… trong đó, sâm Ngọc Linh (hay sâm Việt Nam) là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, cao hơn cả những loại sâm quý được nghiên cứu sử dụng lâu đời trên thế giới như sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc.
Bên cạnh đó, với thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây, con làm thuốc góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức khổng lồ mang bản sắc riêng theo từng dân tộc, từng vùng miền. Y dược cổ truyền Việt Nam đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân.
SKĐS - Việc khai thác nhưng không chú trọng bảo tồn, khai thác không đúng quy định dẫn tới các nguồn dược liệu quý đang có nguy cơ tuyệt chủng nhiều hơn. Bên cạnh đó, thiên tai cũng là một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo tồn nguồn dược liệu tại các vùng đồng bào dân tộc.
Xem thêm video đang được quan tâm:
ĐỘT QUỴ TUỔI 20 - 30, BẠN CÓ NGUY CƠ KHÔNG? | SKĐS
Y học cổ truyền là gì? Ngành y học cổ truyền học những gì? Câu hỏi này được rất nhiều bạn sĩ tử quan tâm hiện nay. Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.